MÔ HÌNH 3 ĐỈNH – TRIPLE TOP
Mô hình ba đỉnh là mô hình giá đảo chiều khá đáng tin cậy, được tạo ra sau khi mô hình Đỉnh Đôi (Double Top) không thể hoàn thành. Trong hệ thống nến Nhật, mô hình này còn được gọi là 3 Ngọn Núi (Three Mountains). Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đặc điểm nhận dạng, những điểm cần lưu ý và các chiến lược giao dịch với mô hình nổi tiếng này.
TRIPLE TOP LÀ GÌ ?
Triple top (3 đỉnh) là mô hình giá đảo chiều mạnh mẽ được tạo thành từ 3 đỉnh giá có độ cao tương tự, nằm gần nhau. Nói một cách trực quan, Triple Top có hình dạng giống như 3 chữ A (AAA). Mô hình này có thể áp dụng trên tất cả các khung thời gian khác nhau.
Có thể nhận thấy rằng Triple Top được tạo ra sau khi giá đã thất bại trong việc hình thành mô hình Đỉnh Đôi (Double Top), do đó tín hiệu phát ra từ mô hình này sẽ còn mạnh mẽ hơn người anh em của nó (Double Top)
ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH 3 ĐỈNH
Nội dung chính
Để nhận diện được mẫu hình Triple Top, chúng ta dựa vào những nguyên tắc sau đây:
Mô hình Triple Top xảy ra khi thị trường tăng và tạo đỉnh, sau đó điều chỉnh xuống rồi lại tăng lên và tạo đỉnh ở khu vực tương tự, rồi lại điều chỉnh một lần nữa sau đó lại tăng lên lần cuối cùng để tạo đỉnh thứ 3.
Cùng với 3 đỉnh được tạo ra, mô hình cũng sẽ có 2 đáy hình chữ VV bên dưới. Kết nối 2 đáy này lại với nhau và kéo dài về phía bên phải sẽ giúp ích cho chúng ta sau này.
Đây là mô hình đảo chiều giảm do đó sẽ thường xuất hiện trong xu hướng tăng và xu hướng tăng trước đó càng mạnh thì lực đảo chiều sẽ càng lớn.
Hãy nhớ rằng đường nối liền 3 đỉnh của mô hình tạo thành ngưỡng kháng cự còn 2 đáy bên dưới đóng vai trò hỗ trợ.
DIỄN BIẾN TÂM LÝ CỦA MÔ HÌNH TRIPLE TOP
Người xưa có câu “Quá tam 3 bận”. 3 đỉnh của mô hình xuất hiện gần nhau cho thấy bên mua đã 3 lần tấn công lên trên nhưng đều thất bại và không đủ sức phá vỡ ngưỡng kháng cự. Diễn biến này thể hiện sự kiệt sức của phe “bò”. Cũng vào thời gian này, những người bán sẽ hoạt động tích cực hơn, họ chấp nhận vào lệnh ở các mức giá cao hơn và tạo ra điểm cân bằng giữa lực mua và lực bán.
Cuối cùng sau 3 lần cố gắng bất thành, phe “gấu” trở nên hưng phấn khi nhận ra bên “bò” đã cạn kiệt sức lực và không thể đẩy giá cao hơn, họ bước vào thị trường một cách mạnh mẽ và đẩy giá xuống dưới. Đồng thời những người mua nản chí có thể sẽ phải chuyển sang gia nhập vào bên bán đang hung hăng.
MỤC TIÊU GIÁ CỦA MÔ HÌNH TRIPLE TOP
Triple Top là mô hình đảo chiều tăng sang giảm và tín hiệu sẽ được đưa ra khi giá phá xuống đường hỗ trợ nối 2 đáy bên dưới. Tại ngưỡng hỗ trợ này, mục tiêu phá xuống của giá chính bằng khoảng cách từ đỉnh mô hình xuống đáy mô hình.
VÍ DỤ THỰC TẾ MÔ HÌNH TRIPLE TOP – 3 ĐỈNH

Trên đây là một ví dụ thực tế hoàn hảo cho mô hình Triple Top trên cổ phiếu DHG ( Dược Hậu Giang ) khung W. Xuất hiện trong xu hướng tăng với độ dốc lên khá cao, giá đã vấp phải ngưỡng kháng cự và 3 lần không thể vượt qua, cuối cùng phá xuống đường hỗ trợ nối 2 đáy bên dưới. Khoảng cách giữa đỉnh và đáy của mô hình được đánh dấu là “H”. Đúng như lý thuyết, sau khi phá vỡ hỗ trợ, giá đã giảm xuống một đoạn đúng bằng “H” trước khi hồi lên lại.
HƯỚNG DẪN GIAO DỊCH VỚI MÔ HÌNH 3 ĐỈNH
Theo tần suất xuất hiện ở thị trường thì mô hình 3 đỉnh sẽ lép vế hơn hẳn so với hai đỉnh nhưng tỷ lệ thành công của mô hình đó lại cực cao. Để có thể nắm rõ được cách giao dịch như thế nào và để tối ưu hóa lợi nhuận , hạn chế rủi ro thì Trading Academy sẽ chia sẽ cho các trader cách cách sau:
Cách 1: Vào Lệnh Ngay Khi Giá Phá Neckline
- Điểm vào lệnh: Dưới một chút so với neckline, trader có thể đặt lệnh sell stop sẵn ở đó
- Điểm dừng lỗ: Bên trên mô hình hoặc tối thiểu phải trên đỉnh thứ 3
- Điểm chốt lời: Chốt lời tối thiểu bằng với biên độ của mô hình
Để dễ hiểu hơn trader có thể nhìn hình ảnh bên dưới:

Cách 2: Vào Lệnh Khi Giá Hồi Về Lại Neckline
- Điểm vào lệnh: Trader sẽ chờ giá quay trở lại Neckline rồi vào lệnh hoặc đặt sẵn lệnh sell limit
- Điểm dừng lỗ: Bên trên mô hình hoặc tối thiểu phải trên đỉnh thứ 3
- Điểm chốt lời: Chốt lời tối thiểu bằng với biên độ của mô hình
Để dễ hiểu hơn trader có thể nhìn hình ảnh bên dưới:
Với 2 cách giao dịch này thì gần như là giống nhau về điểm vào lệnh nhưng nó lại khác về phương pháp vào. Vậy phương pháp nào sẽ là tốt nhất?
Để biết đâu là tốt nhất thì cũng tùy vào chiến lược giao dịch, phương pháp quản lý rủi ro hay hoàn cảnh thị trường… Với trader này có thể cách 1 là tốt nhất vì không bị mất cơ hội nhưng với trader kia cách 2 lại an toàn hơn. Nên sẽ không có phương pháp nào là tuyệt đối chỉ có phương pháp phù hợp với từng trader.
Điểm dừng lỗ được đặt phía trên ngưỡng kháng cự một khoảng, điểm chốt lời sẽ là điểm mục tiêu của mô hình hoặc hơn.
Khi giao dịch theo cách thức này, bạn nên tìm thêm những tín hiệu hỗ trợ đảo chiều như tín hiệu phân kỳ chẳng hạn, sẽ rất có ích.
TỔNG KẾT
Mô hình Triple Top với đặc trưng là 3 đỉnh gần bằng nhau, là mô hình giá đảo chiều, đưa ra tín hiệu bán phá xuống đường hỗ trợ. Bên cạnh đó, bài viết trên cũng đã giới thiệu đến bạn các chiến lược giao dịch, điểm vào lệnh, đặt dừng lỗ/ chốt lời hợp lý.
Để có kiến thức và kinh nghiệm giao dịch tốt hơn , mời các trader tham khảo ngay các khóa học THỰC CHIẾN mà Trading Academy đang đào tạo . Đầu tư cho tri thức là khoản đầu tư khôn ngoan nhất . Chúng tôi đào tạo thực chiến nghĩa là các trader sẽ được giao dịch luôn trên tài khoản REAL của mình để thấy kiến thức của chúng tôi có hiệu quả hay không .
CÁC KHÓA HỌC :
- Khóa học Phân Tích Kỹ Thuật chứng khoán Thực chiến .
- Khóa học Phân Tích và giao dịch Forex – Ngoại hối Thực chiến .
- Khóa học Trade Coin thực chiến .
- Khóa học FOREX – Trading theo phương pháp liên thị trường .
- Khóa học phân tích và giao dịch hàng hóa phái sinh thực chiến .
Sưu tầm biên soạn bởi Trading Academy – thành viên của Fibonacci Academy
Tags: kien-thuc-mo-hinh-gia